Trọng âm là 1 phần vô cùng quan trọng

Trọng âm là một phần vô cùng quan trọng trong tiếng anh, đặc biệt là tiếng anh giao tiếp. Tuy nhiên, nó lại không được nhiều người học tiếng anh quan tâm tìm hiểu ngay từ đầu. Vì vậy, mình muốn post lên bài học này (bao gồm những kiến thức cơ bản nhất về trọng âm từ trong tiếng anh được mình lượm nhặt khắp các xó xỉnh internet và chọn lọc lại) để mọi người cùng nhau học. Bài học còn rất nhiều thiếu sót mong được mọi người bổ sung. Đa tạ! I. ĐỐI VỚI TỪ MỘT ÂM TIẾT(ONE-SYLLABLE WORDS) + Những từ có một âm tiết đều có trọng âm trừ những từ ngữ pháp (grammatical words) như: in, on, at, to, but, so… Ví dụ: ’speech, ‘day, ’school, ‘learn, ‘love… II. ĐỐI VỚI TỪ HAI ÂM TIẾT(TWO-SYLLABLE WORDS) 1. Danh từ và tính từ + Hầu hết các danh từ và tính từ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.(hầu hết thui nhá, not all) Ví dụ: ‘happy, ‘pretty, ‘beauty, ‘mostly, ‘basic… + Với danh từ, nếu âm tiết thứ 2 không có nguyên âm ngắn thì trọng âm chắc chắn nhấn vào nó. Ví dụ : bal’loon, de’sign, es’tate,… 2. Động từ + Hầu hết động từ, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai. Nhất là nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó chắc chắn nhấn trọng âm. Ví dụ: pro’vide, ag’ree, de’sign, ex’cuse, pa’rade, sup’port, com’plete… + Với động từ có âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: ‘enter, ‘travel, ‘open... + Các động từ 2 âm tiết có âm tiết cuối chứa “ow” thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu. Ví dụ: ‘follow, ‘borrow... III. TỪ BA ÂM TIẾT TRỞ LÊN (THREE-OR-MORE SYLLABLE WORDS) +Những từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ cuối lên. Ví dụ: e’conomy, ‘industry, in’telligent, ’specialise, ge’ography… Ngoại lệ: enter’tain, resu’rrect, po’tato, di’saster,.. +Những từ là từ vay mượn của tiếng Pháp (thông thường tận cùng là -ee hoặc -eer) thì trọng âm lại rơi vào âm tiết cuối cùng ấy. Ví dụ: engi’neer, volun’teer, employ’ee, absen’tee… Ngoại lệ: ‘coffe, com’mittee. + Những từ tận cùng bằng -ion, -ic(s) không kể có bao nhiêu âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết trước nó. Ví dụ: re’vision, tele’vision, pro’fession, pro’motion, so’lution, me’chanics, eco’nomics, e’lastic, ‘logic,… Ngoại lệ: ‘television, + Những từ tận cùng bằng -cy, -ty, -phy, -gy, -al không kể có bao nhiêu âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính từ cuối lên. Ví dụ: de’cocracy, relia’bility, bi’ology, pho’tography, se’curity, po’litical, ‘critical, eco’nomical… IV. TỪ GHÉP (NHỮNG TỪ DO HAI THÀNH PHẦN GHÉP LẠI) (COMPOUNDS) + Nếu từ ghép là một danh từ thì trọng âm rơi vào thành phần thứ nhất. Ví dụ: ‘penholder, ‘blackbird, ‘greenhouse, ‘boyfriend, ‘answerphone… + Nếu từ ghép là một tính từ thì trọng âm rơi vào thành phần thứ hai. Ví dụ: bad-’tempered, old-’fashioned, one-’eyed, home’sick, well-’done… + Nếu từ ghép là một động từ thì trọng âm rơi vào thành phần thứ hai. ví dụ: under’stand, over’look, fore’cast, mal’treat, put’across… V.QUY TẮC KHÁC + Những từ có hai âm tiết nhưng âm tiết thứ nhất là một tiền tố (prefix) thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. (trong tiếng anh cónhững cụm từ ghép với một số từ thì tạo ra những từ mới với ý nghĩa đặc trưng ta có thể đoán được mà không cần tra từ điển gọi làtiền tố, như: dis-không, đảo ngược; ex- trong số, cựu; pre- trước, vv… ) Ví dụ:, un’wise, pre’pare, re’do, dis’like,.. + Những từ có âm tiết là “ơ” ngắn thì thường không nhấn trọng âm vào âm tiết đó. Ví dụ: po’tato (có 3 âm tiết nhưng âm tiết đầu phát âm “ơ” ngắn nên nhấn trọng âm vào âm thứ hai), ‘enter (là động từ nhưng có âm cuối phát âm là “ơ” ngắn nên nhấn vào âm đầu) ,… + Có những phụ tố (thường được thêm vào cuối từ để làm biến đổi từ loại của từ) không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous. Lưu ý: Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có những ngoại lệ (thế mới gọi là tiếng Anh). Vì vậy, khi học một từ mới, các bạn hãy chịu khó tra từ điển để xem trọng âm. Nếu thấy nó không tuân theo các quy tắc mình vừa nêu thì hãy cố ghi nhớ nhé (trong các đề thi rất hay cho các từ đó á!). Nếu ai bít thêm những từ bất quy tắc khác thì bổ sung cho tớ nhé. Thanks a lot!

Comments

Popular posts from this blog

Đề và đáp án đề thi học kì I Ngữ Văn 12

ĐỀ thi học kì I vậy lý 11

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 ANH VĂN 11